Các phương pháp bảo quản hải sản đi xa

5/5 - (2 votes)

Hải sản không giống như những loại thực phẩm khác và nếu không giữ được độ tươi ngon thì sẽ không còn hấp dẫn nữa. Vì vậy khi mang hải sản đi xa thì bạn cần có những phương pháp bảo quản hải sản để giữ được độ tươi ngon lâu nhất.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc bảo quản hải sản đi xa. Dưới đây là những phương pháp bảo quản phổ biển mà được nhiều người sử dụng và cũng hữu hiệu nhất:

 

Bảo quản cua bằng cách thông khí:

Nếu như bạn có dự định mua cua biển để làm quà cho người thân bạn bè thì việc bảo quản khá đơn giản. Cua là loại sống khá lâu, bạn chỉ cần cho cua vào thùng xốp, đục lỗ hổng trong thùng để thông khí và có oxy cho cua thở là có thể bảo quản cua an toàn về đến nhà.

Tuy nhiên, mặc dù sống được cả trên cạn lẫn dưới nước, nhưng dù sao cua vẫn được xếp vào hàng “hải sản” vì vậy cua vẫn cần có nước. Bạn có thể lấy khăn tẩm nước vắt sơ qua rồi đắp lên bên trên thân cua để giữ ẩm. Với phương pháp này bạn có thể bảo quản cua lên đến 12 tiếng tùy tình trạng thời tiết.

Bảo quản tôm, ghẹ, cá bằng cách sốc nhiệt:

Thay vì sống lâu như cua thì tôm và ghẹ không thể sống thiếu nước được. Muốn mang tôm, ghẹ đi xa thì bạn phải sử dụng phương pháp “sốc nhiệt”. Để thực hiện phương pháp sốc nhiệt, bạn chỉ cần sử dụng nước đá để hải sản rơi vào trạng thái ngủ đông rồi bơm khí oxy vào túi ni-lông và xếp từng túi vào thùng xốp, dán kín.

 

Đây là phương pháp thường được dùng để vận chuyển tôm, ghẹ sống hoặc gửi hàng bằng đường máy bay. Yên tâm là chỉ cần thả tôm, ghẹ vào nước là chúng vẫn sống được bình thường.

Đối với cá thì việc bảo quản tương đối đơn giản, bạn chỉ cần mua thuốc gây mê hải sản tại các hàng bán hải sản đều có loại thuốc này, sau đó hòa vào nước và cho cá vào để thuốc dần ngấm sau đó bạn đóng thùng và vận chuyển như bình thường.

Lưu ý:

Hãy hỏi ý kiến người bán để tránh chọn nhầm thuốc gây mê giữa cá thực phẩm và cá cảnh.
Chọn thuốc có nguồn gốc rõ ràng và mua tại những địa điểm uy tín, tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc.
Những lưu ý khi bảo quản hải sản đi xa

Muốn bảo quản lâu phải chọn hải sản tươi

Hầu hết, ai cũng đều biết mua bất cứ loại thực phẩm gì thì thực phẩm càng tươi thì càng dễ bảo quản và lâu hỏng. Hải sản cũng vậy. Để giữ được độ ngon của hải sản khi mang đi xa thì bạn hãy chọn những vựa hải sản uy tín, hải sản phải tươi. Nếu như bạn chọn hải sản tươi nhưng bảo quản không đúng thì vẫn làm giảm độ ngon của hải sản.

Bên cạnh việc lựa chọn hải sản tươi sống thì bạn cần lưu ý thời điểm mua. Theo như chia sẻ từ những người có kinh nghiệm, hầu hết các loại hải sản đều tránh mua vào thời điểm trăng khuất, ngày rằm. Thường vào những thời điểm này, các loại hải sản như cua, ghẹ, mực, tôm thường bị ốp và không được ngon.

Một vài kinh nghiệm mua hải sản tươi, ngon được chia sẻ từ những ngư dân và người mua

Cá: Tốt nhất là cá còn sống, đang bơi. Nếu cá đã rời nước quá lâu và chết thì hãy chọn những con mắt còn sáng, thân vẫn còn độ đàn hồi.
Mực: Nên chọn những con túi mực còn nguyên, mình dày và chọn con to. Tránh chọn những con mực túi mực đã bị vỡ.
Tôm: Đối với tôm, nên chọn những con tôm còn đang bơi. Nếu tôm đã chết thì hãy chọn những có mày trắng đục hoặc đỏ, thân tôm vẫn còn chắc, đầu và càng còn nguyên, không có mùi tanh.
Cua, ghẹ: tâm lý người mua sẽ thích mua những con to, chắc thịt. Nhưng đối với cua, ghẹ thì nên mua những con vừa, bởi vì những con cua cỡ vừa sẽ có nhiều thịt, chắc thịt hơn, vừa thuận tiện trong việc vận chuyển, vừa hợp lý với túi tiền. Nên bấm thử vào phần yếm, nếu yếm cua bị lõm thì chứng tỏ cua đó bị ốp, ít thịt. Vì cua có thời gian sống khá lâu nên hãy mạnh dạn chọn những con cua còn sống và tránh chọn cua đã chết.
Nghêu, sò, các loại ốc: Chọn những con có miệng vỏ còn khép chặt, không có mùi tanh hôi.
Cách đóng gói hải sản khi mang đi xa

Sau khi đã chọn được hải sản ngon thì việc quan trọng hơn là bảo quản và đóng gói để vận chuyển. Nếu như biết cách đóng gói thì sẽ giúp hải sản tươi lâu và kéo dài được thời gian vận chuyển, tránh làm giảm độ ngon của hải sản.

Nếu như bạn muốn mua cua mang về sau chuyến du lịch thì cần đảm bảo đủ oxy và đủ ẩm cho cua để duy trì sự sống. Thời gian tối đa để vận chuyển cua khi rời nước là 12 tiếng.

Các loại hải sản khác như tôm, ghẹ, mực, nghêu, sò và các loại ốc thời gian sống khá ngắn nên nếu muốn mua hãy sử dụng phương pháp sốc nhiệt bằng cách ướp đá trước và trong quá trình vận chuyển nhé.

Cách Bảo Quản Tôm Hùm Chuẩn Nhà Hàng

Riêng tôm hùm còn sống, ngoài việc bảo quản bằng cách sốc nhiệt thì bạn cũng nên xin thêm 1 vài miếng rong biển nhúng đẫm nước phòng trường hợp bạn chưa kế biến ngay thì có thể bảo quản lâu hơn.

Thời gian bảo quản của các loại hải sản

Hải sản dù còn tươi sống đến đâu cũng chỉ có thể bảo quản trong 1 thời gian nhất định. Nếu vượt qua thời gian đó thì hải sản sẽ bị giảm chất lượng như bị gầy, thịt bở, mất ngon.

Đối với cua và ghẹ: nên chế biến ngay hoặc nếu để thì không nên để quá 1 tuần vì như thế sẽ làm hao thịt và cua ghẹ mất độ tươi.
Đối với tôm hùm là loại tôm: cần nước biển để sống nên cần chế biến ngay hoặc nếu bảo quản bằng cách đắp lá rong biển lên người thì cũng không nên để quá 3 ngày.
Nghêu, sò, ốc: nếu chưa chế biến ngay thì hãy bảo quản trong ngăn mát hoặc tủ đông của tủ lạnh nhé.
Sau khi được vận chuyển, nếu điều kiện có thể thì có thể đưa hải sản vào bể chứa, hồ hải sản có sử dụng máy lạnh hải sản để hải sản có thể lấy lại sức khỏe và bơi trở lại nhanh nhất.
Trên đây là cách bảo quản hải sản khi đi xa, giúp bạn mang những món quà nhỏ của biển về cho gia đình, người thân và bạn bè của mình. Chúc bạn lựa chọn được nhiều loại hải sản ngon mang về làm quà khi đi du lịch biển nhé.

Cần mua thùng xốp bảo quản hải sản xin liên hệ:

Liên hệ 090.8532.838

Gọi 090.2512.711 (zalo)